Bảo quản xe mùa nóng

Thời tiết nắng nóng hiện nay gây hại không những cho sức khỏe bản thân bạn, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến xe ô tô. Nhưng không phải chỉ có khoang lái và ghế ngồi là nơi bạn cần lưu tâm, mà toàn bộ chiếc xe và động cơ lúc này đều có nguy cơ trục trặc.Trong một kiểm nghiệm gần đây, khi nhiệt độ bên trong xe khoảng 60 độ C thì nhiệt độ bề mặt nội thất trong khu vực tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đã vượt ngưỡng 90 độ C. Do đó, cần chú ý đến việc bảo vệ chiếc xe của mình được an toàn, đặc biệt là trong những ngày trời nắng nóng gay gắt như hiện nay.
Ngoài cách dán thêm phim cách nhiệt lên kính để hạn chế những tia cực tím, ánh nắng trực tiếp có hại chiếu vào trong xe, và giảm bớt sức nóng có trong xe thì còn có những cách sau đây. 
Bảo vệ phần nội thất
Đỗ xe trong bóng râm. Bằng cách tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, bạn sẽ giữ cho khoang điều khiển khỏi bị khô và nứt, bên cạnh đó cũng giảm bớt sức nóng trong xe, làm giảm tuổi thọ cho nội thất xe hơi. Nếu đỗ ở nơi an toàn, bạn nên kéo cửa sổ xuống để giảm nhiệt độ và cân bằng áp suất không khí trong xe.
Cach-bao-ve-o-to-duoi-troi-nang-nong- (1).jpg
Đỗ xe trong bóng râm để giảm thiểu tác hại trực tiếp từ ánh nắng mặt trời tới các bộ phận của xe
Sử dụng tấm chắn nắng cho kính chắn gió. Một cách hữu hiệu để giữ xe mát và khỏi hư hại từ ánh nắng mặt trời.
Lau bụi bẩn bằng vài siêu sợi. Cáu bẩn và bụi có thể gây ra các vết xước nhỏ trên xe, dần dần khiến xe trông cũ đi. Lau xe thường xuyên để xe sạch hơn và không bị bẩn. Sử dụng sản phẩm có độ bóng sáng thấp cũng giúp bảo vệ xe và giảm ánh sáng hấp thụ.
Sử dụng bọc ghếKhông chỉ bảo vệ ghế xe và sợi vải mà còn giúp ghế mát hơn.
Bảo vệ ghế da với chất dưỡng da ghế. Mặt trời và nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng lớn tới ghế da. Để tránh các vết nứt hoặc hỏng da, giữ ghế sạch và bôi chất dưỡng da ghế thường xuyên.  
Cach-bao-ve-o-to-duoi-troi-nang-nong- (3).jpg
Thường xuyên phủ dưỡng để đảm bảo độ bền cho da ghế ngồi
Quan tâm đến ngoại thất
Rửa và lau khô thường xuyên. Mặt trời và nắng nóng có thể làm rạn các vết sơn, các vết bẩn để bị đóng lâu ngày thì có thể gây xước xe, hoặc cũng khiến xe trông cũ hơn. Rửa sạch và lau khô xe sẽ giúp loại trừ các vết bẩn và các phân tử bụi gây ra các vết xước nhỏ trên xe.
Dùng sáp bóng. Một lớp sáp bóng phủ lên lớp sơn ngoài sẽ là một cách hữu hiệu để bảo vệ xe khỏi tia mặt trời. Tốt nhất là nên thường xuyên sơn sáp, tùy theo từng loại xe.
Cach-bao-ve-o-to-duoi-troi-nang-nong- (2).jpg
Phủ sáp bóng đều đặn giúp xe tránh được tác hại trực tiếp từ tia mặt trời.
Kiểm tra áp suất lốp. Đường nóng và lốp non có thể gây nguy hiểm cho người lái thậm chí còn dẫn đến nổ lốp, vậy nên việc kiểm tra áp suất thường xuyên khi trời nóng là rất quan trọng. Đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi kiểm tra áp suất lốp.
Lưu ý các thiết bị dưới nắp capo
Hệ thống làm mát: Để bảo vệ động cơ máy không bị nóng, cần kiểm tra xem máy có đang làm việc trong điều kiện tốt không. Kiểm tra đai máy và bộ phận chống đông/làm mát xem có hư hao hay chưa, thay định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Toàn bộ hệ thống chất lỏng: Cần thường xuyên kiểm tra dầu máy, chất dẫn truyền động, chất dẫn trợ lực và dẫn phanh. Nếu cần thay, kiểm tra hướng dẫn sử dụng về loại chất lỏng khuyên dùng.
Pin: Luôn kiểm tra pin máy và hệ thống sạc thường xuyên bằng máy móc chuyên dùng để đảm bảo xe chạy tốt. Nhiệt độ cao và các thiết bị tải cao (như điều hòa trong xe) có thể khiến pin dễ bị hao mòn và kém hiệu quả
Cach-bao-ve-o-to-duoi-troi-nang-nong- (5).jpg
Kiểm tra pin xe 
Điều hòa. Dùng điều hòa không chỉ giúp bạn thoải mái mà còn cảnh báo cho người dùng khi xe có trục trặc gì. Nếu nhiệt độ trong xe không đủ mát, có thể mức độ làm mát của hệ thống điều hòa trong xe kém hoặc vấn đề khác tệ hại hơn.
Cach-bao-ve-o-to-duoi-troi-nang-nong- (4).jpg
Lưu ý với sự thay đổi khi sử dụng điều hòa 
Trời nóng gây hại không nhỏ đến xe ô tô, vậy nên bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp để đảm bảo xe luôn mát và an toàn dù trời có nóng cỡ nào. Bảo trì và theo dõi thường xuyên sẽ giúp cho bạn lái xe an toàn và ít phải đến thăm các gara sửa chữa. 
Share on Google Plus

About Hue Hoa

Bài viết này được chia sẻ bởi Hue Hoa.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét